Tóm tắt sách: “Dám phụng sự” – Cheryl Bachelder

Cheryl Bachelder (sinh năm 1956) là một nữ doanh nhân người Mỹ, từng là Giám đốc điều hành tạm thời của Pier 1 Imports. Bà cũng từng là Giám đốc điều hành của AFC Enterprises, công ty mẹ của Popeyes Louisiana Kitchen, từ năm 2007 đến năm 2017. Bà là chủ tịch của KFC từ năm 2001 đến năm 2003.

Lãnh đạo nhiều khi có những kết quả xấu xí. Tại sao? Bởi vì triết lý lãnh đạo theo tính cách loại A (*) đôi khi có thể trở nên áp đặt, kiểm soát người khác. Đây là cách bạn có thể khiến mọi người (những người theo dõi) làm những gì BẠN (người lãnh đạo) muốn họ làm mà họ không biết.” Nói cách khác, lãnh đạo đôi khi có thể cảm thấy như một kiểu sử dụng mánh khóe và thủ đoạn. Mặc dù đây không phải là tiêu chuẩn khi nói về lãnh đạo, nhưng nếu bạn đã tránh chủ đề này, Dám Phụng Sự sẽ là một luồng gió mới cho bạn. Trên thực tế, đây sẽ là một cuốn sách bạn muốn đọc nhiều lần, hãy khuyến khích nhóm của bạn cùng đọc và liên tục sử dụng làm hình mẫu cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống: kinh doanh, nhà thờ, gia đình, nuôi dạy con cái, v.v. Dám Phụng Sự dành cho những nhà thực hành – những người hiện đang lãnh đạo hoặc khao khát phụng sự theo cách truyền cảm hứng nhiều hơn. Cheryl Bachelder tóm tắt sự lãnh đạo “Dám Phụng Sự” theo cách như thế này:

Đây là một kiểu lãnh đạo khác biệt với sự kết hợp hiếm hoi của những đặc điểm, đủ can đảm để đưa mọi người hướng tới một đích đến táo bạo, nhưng đủ khiêm tốn để phụng sự người khác một cách vị tha trên hành trình… Nếu bạn trở thành một Nhà lãnh đạo Dám Phụng Sự, di sản bạn để lại sẽ là tác động của bạn đến cuộc sống của những người bạn lãnh đạo và những kết quả nổi bật mà các bạn đã cùng nhau tạo ra. –Dám Phụng Sự, trang 3, 6.

PHẦN 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÚC ĐẨY KẾT QUẢ VƯỢT TRỘI

CHƯƠNG MỘT: CHÚNG TA SẼ PHỤNG SỰ AI?

Dám Phụng Sự kể về câu chuyện của Cheryl Bachelder,  người đã trở thành Giám đốc điều hành của Popeyes Louisiana Kitchen và được giao nhiệm vụ xoay chuyển công việc kinh doanh. Câu hỏi sau đó trở thành: Bà và nhóm của mình sẽ thực hiện cách tiếp cận lãnh đạo nào? Họ bắt đầu bằng cách đầu tiên lập danh sách các nhà lãnh đạo giỏi nhất và những nhà lãnh đạo tồi tệ nhất mà nhóm điều hành đã làm việc trong quá khứ để chỉ cho họ đi đúng hướng – đây là một bài tập tuyệt vời! Họ quyết định chọn  phong cách lãnh đạo phụng sự: rằng “các nhà lãnh đạo là những người quản lý con người và tổ chức mà họ lãnh đạo” (trang 17) và định nghĩa nó đơn giản là “phụng sự người khác hơn là bản thân”. (trang 18) Những lợi ích từ phong cách lãnh đạo này là gì?

  1. Mọi người sẽ cho bạn biết những điều bạn cần biết. Phụng sự mọi người có nghĩa là làm quen với họ, và khi mọi người biết rõ về bạn, họ sẽ cởi mở và trung thực hơn nhiều.
  2. Mọi người sẽ có nhiều khả năng làm theo tầm nhìn táo bạo hơn của bạn. Trong khi một nhà lãnh đạo có thể tạo ra tầm nhìn, người đi theo thực hiện tầm nhìn. Nhưng để làm như vậy, họ cần biết bạn sẽ làm những điều tốt nhất cho họ.
  3. Mọi người thực sự sẽ làm những việc bạn cần hoàn thành mà không cần nhắc nhở nhiều. Các nhà lãnh đạo tự cho mình là trung tâm khiến mọi người phụ thuộc vào lãnh đạo. Phụng sự mọi người đòi hỏi bạn phải trao quyền cho mọi người.
  4. Mọi người sẽ thực hiện tốt hơn. Các nhà lãnh đạo tự cho mình là trung tâm tạo ra môi trường bị chi phối bởi các mối đe dọa và nỗi sợ hãi hơn là nguồn cảm hứng cho sự phát triển cá nhân và “cùng nhau chiến thắng”.
  5. Mọi người sẽ coi chừng bạn và bảo vệ bạn từ chính bạn. Các nhà lãnh đạo tự cho mình là trung tâm tạo ra một bầu không khí quá tự tin mà không cần kiểm tra và cân bằng để loại bỏ “điểm mù” trong ban lãnh đạo của họ. Các nhà lãnh đạo phụng sự thấy rằng chính những người mà họ phụng sự đã bảo vệ họ và xem chừng cho chính họ khỏi những điểm mù.

“Chúng tôi nhắc nhở bản thân rằng việc gây ảnh hưởng và thuyết phục người khác cuối cùng sẽ hiệu quả hơn là thực thi quyền lực đối với họ. ” –Dám Phụng Sự, trang 30

CHƯƠNG HAI: ĐIỂM ĐẾN TÁO BẠO LÀ GÌ?

Một điểm đến táo bạo không phải là mưu cầu của một nhà lãnh đạo Dám Phụng Sự để họ có thể ghi công trạng. Ngược lại, nó được dùng để cho tất cả đội ngũ và tổ chức cùng theo đuổi. “Bạn không thể phụng sự mọi người tốt nếu bạn không có khát vọng để đội nhóm của mình thành công rực rỡ.” (trang 37) Và biết điểm đến, giống như đang chuẩn bị cho một kỳ nghỉ vui vẻ, là kiến thức cần thiết để nhóm của bạn biết những gì mong đợi và làm thế nào để sắp xếp hành lý cho cuộc hành trình. Nhưng trong khi bản thân điểm đến phải dám truyền cảm hứng cho người khác và nó cũng phải đạt được!

Hãy lưu ý: các phép đo chỉ quan trọng nếu bạn có kế hoạch hành động theo những gì bạn học được… Lãnh đạo là đủ can đảm để đo lường và báo cáo kết quả hoạt động – để có trách nhiệm giải trình. –Dám Phụng Sự, trang 57

CHƯƠNG BA: TẠI SAO CHÚNG TA LÀM CÔNG VIỆC NÀY?

Hãy xem xét tư tưởng này: “Trách nhiệm của n lãnh đạo là mang lại mục đích và ý nghĩa cho công việc của tổ chức.” (trang 62) Mọi người trở nên tự động lực khi họ tin rằng công việc của họ quan trọng. Khi họ tạo ra giải pháp cho các vấn đề. Khi họ biết họ mang lại giá trị cho một cái gì đó lớn hơn chính họ. Mang đến cho mọi người lý do “Tại sao?” để truyền cảm hứng cho một nhóm hướng đến mục đích đạt được điều gì đó, phát triển và tham gia vào tầm nhìn của tổ chức. Và để tìm ra “Tại sao?” bạn phải đào sâu và khám phá các giá trị của mình. Chỉ khi bạn xác định những gì bạn xem là quan trọng, “Tại sao?” của bạn sẽ trở nên hoàn toàn rõ ràng.

CHƯƠNG BỐN: CHÚNG TA SẼ LÀM VIỆC CÙNG NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Một thân một mình chúng ta có thể làm rất ít; Cùng nhau, chúng ta có thể làm được rất nhiều điều. -Helen Keller

Bachelder đưa ra quan điểm rằng điều quan trọng là bạn phải xác định “Tại sao” và “Cái gì” trong tổ chức của mình – quan trọng không kém là “Làm thế nào?” “Một số người gọi đây là văn hóa của tổ chức – đây đúng là một từ phù hợp cho nó, bởi vì nó có nghĩa là cách chúng ta suy nghĩ, hành xử và làm việc cùng nhau để hoàn thành mục tiêu.” Các nguyên tắc của bạn chỉ được coi trọng nếu đó là con người thực sự của bạn bên trong và cách bạn thực sự sống. Vậy các nguyên tắc của Popeyes là gì?

  • Chúng tôi đam mê những gì chúng tôi làm
  • Chúng tôi lắng nghe cẩn thận và học hỏi liên tục
  • Chúng tôi dựa trên thực tế và có kế hoạch
  • Chúng tôi huấn luyện và phát triển đội ngũ của mình
  • Chúng tôi chịu trách nhiệm cá nhân
  • Chúng tôi coi trọng lòng khiêm tốn

“Mặc dù một chiến lược kinh doanh hấp dẫn là điều cần thiết, nhưng các nguyên tắc hướng dẫn cách các  nhà lãnh đạo thực hiện kế hoạch đó sẽ quyết định quỹ đạo của kết quả. ” –Dám Phụng Sự, trang 97

PHẦN 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO DÁM PHỤNG SỰ

CHƯƠNG NĂM: CHỌN PHỤNG SỰ

Mọi người đều nghĩ đến việc thay đổi nhân loại, và không ai nghĩ đến việc thay đổi bản thân. -Leo Tolstoy

Câu hỏi đầu tiên phải được trả lời đúng bởi một Nhà Lãnh Đạo Dám Phụng Sự là, “Làm thế nào tôi có thể giúp đỡ mọi người?” Đó là tất cả về BẠN hoặc tất cả là về CON NGƯỜI. “Một nhà lãnh đạo chọn trở thành hoặc đầu tiên là LÃNH ĐẠO hoặc đầu tiên là PHỤNG SỰ – một nhà lãnh đạo tập trung vào tham vọng bản thân, hoặc một nhà lãnh đạo có tham vọng phụng sự người khác.” (trang 107) Thường thì cuộc đấu tranh lớn nhất mà một nhà lãnh đạo phải đối mặt là chúng ta là ai và chúng ta ước mình có thể trở thành ai. Vậy Bachelder đã cảnh báo về “Bẫy phụng sự” nào?

Quyền lực: Chúng ta tôn vinh những cạm bẫy của quyền lực. Chức danh. Địa vị. Tiền bạc – bất cứ điều gì khiến chúng ta cảm thấy rằng chúng ta hơn những người còn lại.

Thành tích: Trong khi thành tích là một khía cạnh thiết yếu của lãnh đạo, câu hỏi quan trọng là: Thành tích là cho bạn hay cho mọi người?

Tham vọng: Đối với Bachelder, tham vọng đã giúp cô tập trung vào tương lai – một mục tiêu để ngắm đến. Nhưng vấn đề của tham vọng là tại ngay gốc rễ của nó: đó là tất cả về BẠN. Vì vậy, Bachelder đề xuất sử dụng một từ khác: khát vọng. “… một mong muốn mạnh mẽ để đạt được điều gì đó cao quý hoặc vĩ đại.” Vì vậy, chúng ta có thể có khát vọng cho chính mình, hoặc khát vọng cùng nhau đạt được sự vĩ đại. (trang 109-112)

CHƯƠNG SÁU: HÃY TÁO BẠO VÀ DŨNG CẢM

Năm 2009, Eric Brymer và Lindsay Oades đã công bố nghiên cứu về tư duy và ảnh hưởng của các môn thể thao mạo hiểm đối với những người tham gia. Họ phát hiện ra nó có một sự thay đổi tích cực về lòng dũng cảm và sự khiêm tốn của những người tham gia. “Rõ ràng việc theo đuổi các hoạt động liên quan đến cơ hội tử vong thực sự sẽ biến đổi chúng ta… tăng cường can đảm của chúng ta để chấp nhận rủi ro trong khi khiêm tốn khi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không kiểm soát được kết quả. (trang 116) Điều này dường như đặc trưng cho tính cách của một Nhà lãnh đạo Dám Phụng Sự.

CHƯƠNG BẢY: CÓ SỨ MỆNH RÕ RÀNG

Trước khi bạn có thể giúp người khác tìm thấy sứ mệnh của họ trong công việc, bạn phải tìm thấy sứ mệnh riêng của chính mình. –Dám Phụng Sự, trang 129

Bachelder kể một câu chuyện về một thợ làm tóc rất thành công (câu chuyện rất thú vị), và đưa ra quan điểm rằng anh ta thành công vì anh ta có sứ mệnh. Ý nghĩ tôi nhận ra là, trong khi anh ta có sứ mệnh, anh ta cũng có năng lực. Vì vậy, Sứ mệnh + Năng lực = Thành công. Một lần nữa, điều này quay trở lại Tại sao chúng ta làm những gì chúng ta làm. Hãy xem xét cuộc sống của bạn, chọn các giá trị của bản thân, biết rõ tài năng của mình, và đặt sứ mệnh vào hành động. “Nếu không có mục đích, các bạn sẽ gặp khó khăn để thấy bất cứ ý nghĩa nào trong những gì các bạn đang làm. Công việc sẽ chỉ đơn giản là một khoản tiền lương… Mọi người biết động cơ của bạn cho dù bạn có biết điều đó hay không”. (trang 134)

CHƯƠNG TÁM: TRÁNH SỰ CHÚ Ý CỦA CÔNG CHÚNG

Để phụng sự tốt người khác, bạn phải nhìn vào gương – để thấy những thiếu sót của chính mình và thực hiện những thay đổi cần thiết trong chính con người mình… Bạn sẽ không có khả năng phụng sự người khác trừ khi bạn có thể chịu trách nhiệm về chính mình. –Dám Phụng sự, trang 145

Khiêm tốn không phải là điều tự nhiên đến với chúng ta – mỗi người lớn đều có một đứa trẻ hai tuổi bên trong. Và sự khiêm tốn có thể không phải là đích đến mà chúng ta đạt được, mà là mục tiêu lâu dài mà tất cả chúng ta đều khao khát đạt được. Các nhà lãnh đạo thường phải vật lộn với việc tránh ánh đèn sân khấu. Tôi sẽ bỏ lỡ sự nổi tiếng? Tài sản? Không phải những người tốt đẹp về đích cuối cùng sao? Tôi sẽ không chỉ là tấm thảm chùi chân của mọi người sao? “Người Lãnh Đạo Dám Phụng Sự có lòng dũng cảm để đưa mọi người về đích đến táo bạo và sự khiêm tốn để phụng sự họ thật tốt trên hành trình. Sự căng thẳng năng động giữa táo bạo và phụng sự tạo điều kiện cho kết quả vượt trội.” (trang 151)

PHẦN KẾT LUẬN

Tôi nhận thấy Dám Phụng Sự là một quan điểm tuyệt vời và đầy cảm hứng về lãnh đạo. Cheryl Bachelder đưa bạn đi qua hành trình thiết lập vai trò lãnh đạo phụng sự của bà  trong một doanh nghiệp đang thất bại và chứng kiến nó bắt đầu phát triển! Cho dù bạn đang ở trong một tổ chức vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, đây là cuốn sách sẽ thách thức bạn nhìn vào bên trong nhà lãnh đạo mà bạn từng là, nhà lãnh đạo hiện tại của bạn và nhà lãnh đạo mà tôi tin rằng bạn sẽ khao khát trở thành. Hãy đọc nó, đưa đội nhóm của bạn cùng vượt qua nó và thử thách bản thân đặt người khác lên trước mình để cùng nhau đạt được điều gì đó tuyệt vời và vĩ đại.

(*): Một cá nhân có kiểu tính cách loại A có thể được hiểu là một người rất cạnh tranh và làm việc chăm chỉ. Một cá nhân như vậy trải qua một mức căng thẳng cao hơn, vì sự thiếu kiên nhẫn và sự cần thiết phải cạnh tranh liên tục. Thành tích và mục tiêu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người có kiểu tính cách loại A.  Điều này là do kiểu tính cách loại A là những người lao động rất chăm chỉ, những người sẽ làm việc hết sức có thể để đạt được mục tiêu của họ. 

Ma Tiến Tới (Mr. Happy) dịch từ Literarynachos

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *