Tại sao tôi tin và lãnh đạo phụng sự ?

Don M. Frick, Tiến sĩ là giáo viên và diễn giả. Ông là tác giả của cuốn Một Đời Lãnh Đạo Phụng Sự, Thực Hành Lãnh Đạo Phụng Sự, và đồng tác giả của cuốn Bảy Trụ Cột Của Lãnh Đạo Phụng Sự.

Don M. Frick, Tiến sĩ

Tôi tin vào tinh thần lãnh đạo phụng sự vì nó cộng hưởng với những điều sâu thẳm tốt đẹp trong tâm trí và tâm hồn và quan trọng nhất là vì nó hoạt động hiệu quả, tạo ra giá trị cho cuộc sống.

Lãnh đạo phụng sự là một lời thì thầm không tên và cuối cùng đã được đặt tên (1970), một tiếng thì thầm luôn cọ xát trực giác của những người có thiện ý: “Mọi thứ đều quan trọng—cuộc sống, gia đình, công việc, niềm tin và tổ chức của bạn. Mọi người đều quan trọng. Hơn hết, tình yêu của bạn là quan trọng.

Lãnh đạo phụng sự không phải là Kinh thánh, mặc dù nó rút ra và lan toả từ các đoạn kinh sách thiêng liêng từ mọi truyền thống đức tin cổ xưa. Nó không phải là một tôn giáo, giáo phái, xu hướng nhất thời, lý thuyết cứng nhắc hoặc tập hợp các ý tưởng rải rác. Đó là một triết lý mạch lạc về lối sống trưởng thành, đạo đức và chín chắn và mô tả kiểu lãnh đạo sinh ra từ một cuộc đời như vậy.

Tôi tin vào lãnh đạo phụng sự bởi vì nó bắt nguồn từ sự thôi thúc phổ quát của con người là sống để phụng sự. Điều đó làm cho nó trở thành một triết lý xuyên suốt: xuyên ngôn ngữ, xuyên văn hóa, xuyên học thuyết, xuyên quốc gia, bởi vì năng lực phụng sự tồn tại trong tất cả các nền văn hóa và mọi thời kỳ. Những người chuyển khả năng đó thành hành động thay đổi bản thân trước, và sau đó là thế giới. Tuy nhiên, đừng mong đợi họ gửi thông cáo báo chí về những việc làm tốt của họ. Tôi tin vào sự lãnh đạo của phụng sự vì nó hoạt động. Các nguyên tắc của nó cuối cùng đã được xác nhận bởi một số lượng lớn các nghiên cứu vững chắc. Sự phát triển này là cần thiết, nhưng không đủ để giải thích sự hấp dẫn của nó.

Lãnh đạo phụng sự hiệu quả vì mọi người cảm thấy đúng. Nó cộng hưởng trong từng tác phẩm, như bức tượng David của Michelangelo, bức hoạ Mona Lisa của Da Vinci, hoặc bất kỳ bài thơ tình nào của Shakespeare. Chúng ta không quen nghĩ về các tác phẩm phụng sự của Greenleaf là nghệ thuật, nhưng trong cuộc sống, ông là một nghệ sĩ trong nhiều lĩnh vực. Giống như tất cả các môn nghệ thuật kinh điển, lãnh đạo phụng sự có vẻ vừa kỳ lạ vừa quen thuộc khi chúng ta lần đầu tiên bắt gặp nó. Và giống như tất cả các nghệ sĩ đáng nhớ, Greenleaf là bà đỡ cho một nhóm tác phẩm vượt qua cả sự hiểu biết của chính mình.

Tôi tin vào lãnh đạo phụng sự bởi vì thế giới đang rên rỉ của chúng ta cần nó. Bây giờ. Hãy tưởng tượng sự thay đổi trong ý thức và chính sách nếu ngay cả hệ thống chính trị của một quốc gia áp dụng “bài kiểm tra tốt nhất” của Greenleaf để đo lường các sáng kiến của chính phủ bằng kết quả của họ về sức khỏe, trí tuệ, tự do, tự chủ và phụng sự.

Những ai ước muốn đón nhận cái mà Greenleaf gọi là “sự vĩ đại hợp đạo lý” sẽ bước lên làm gương về sự lắng nghe, hợp tác, thuyết phục, xây dựng cộng đồng và quan tâm đến lợi ích chung hơn là ủng hộ các hành động thao túng, ép buộc, co rúm lại vì sợ hãi, hạn thấp người khác và kiểm soát như những lựa chọn đầu tiên. Họ sẽ là những người theo chủ nghĩa hiện thực có trách nhiệm, những người nhận ra những yếu kém trong con người và thể chế bởi vì họ đang dũng cảm đối mặt với con người thật của chính mình. Họ sẽ sử dụng quyền lực một cách có đạo đức, nhưng thừa nhận rằng họ không hoàn hảo và đôi khi hành động sai. Họ sẽ là những nhà lãnh đạo phụng sự, những người theo chủ nghĩa lý tưởng thực tế, sáng suốt, chấp nhận những rủi ro vốn có trong việc tuân theo Điều răn nghịch lý thứ tám của Kent Keith: “Những gì bạn dành nhiều năm để xây có thể bị phá hủy chỉ sau một đêm. Nhưng dù sao cũng vẫn phải tiếp tục xây.”

Người suy nghĩ thấu đáo nào lại không muốn tin vào những khả năng như vậy?

Mr Happy dịch từ Servant Leadership in Action

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *